Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
126335

73 năm thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thành (10/11/1945-10/11/2018)

Ngày 06/11/2018 00:00:00

TUYÊN TRUYỀN

73 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN (10/11/1945-10/11/2018)

Ra đời ngày 10/11/1945, đến nay Đảng bộ huyện Thạch Thành vừa tròn 73 tuổi. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng bộ đã vượt qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất tự hào, tỏ rõ bản chất là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lực lượng lãnh đạo, nhân tố quyết định thắng lợi các phong trào cách mạng của huyện nhà. Quá trình xây dựng Đảng bộ huyện Thạch Thành không ngừng phát triển cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng tự đổi mới và chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của Đảng.

Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), mở lớp đào tạo huấn luyện cán bộ về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức chuẩn bị cho Đảng ra đời (03/02/1930). Lúc này phong trào cách mạng của nhân dân trong huyện đã bắt gặp được tư tưởng của Đảng, của Bác và nhanh chóng được giác ngộ. Tháng 7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, đề ra chủ trương phát triển mạnh mẽ các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh, tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cơ sở. Đồng thời không ngừng xây dựng các tổ chức công hội, nông hội đỏ để tập hợp quần chúng đấu tranh. Ngày 16 tháng 4 năm 1934, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Chi bộ ghép Thạch Thành - Vĩnh Lộc được thành lập, gồm 5 đảng viên. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển biến về chất của phong trào cách mạng Thạch Thành. Từ đây thông qua vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã thấm dần vào lòng nhân dân, biến thành sức mạnh vật chất to lớn vùng lên đạp đổ ách thống trị của đế quốc thực dân phong kiến.

Là vùng đất có truyền thống đấu tranh, từng là căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân. Từ khi có Đảng phong trào đấu tranh cách mạng phát triển không ngừng. Nhân dân Thạch Thành một lòng sắt son với Đảng, quyết đi theo cách mạng để giải phóng dân tộc. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng của nước ta. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã chủ trương chuyển hướng hoạt động chống lại sự khủng bố của địch, xúc tiến thành lập mặt trận phản đế và các hội phán đế cứu quốc. Tháng 9/1940, được Tỉnh uỷ phân công đồng chí Trần Tiến Quân đã về Thạch Thành để thành lập mặt trận phản đế cứu quốc và phổ biến tinh thân hội nghị Trung ương VI, thành lập các tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc… Phong trào cách mạng Thạch Thành nhờ chuyển hướng kịp thời nên đã tránh được các đợt khủng bố lớn của địch và vẫn được duy trì. Đường dây liên lạc với các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá được chắp nối và phát triển rộng. Tháng 6/1941, hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh tại Phong Cốc đã quyết định chọn Ngọc Trạo để xây dựng chiến khu. Quyết định này thể hiện sự vận dụng sáng tạo nghị quyết hội nghị Trung ương VIII của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng). Ngày 19/9/1941 tại hang Treo, Ban lãnh đạo chiến khu du kích gồm các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ đã quyết định thành lập đội du kích, gồm 21 đội viên đã làm lễ tuyên thệ thành lập đội. Sự ra đời và phát triển của chiến khu Ngọc Trạo được coi là sự kiện nổi bật của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá và Đảng bộ huyện Thạch Thành. Đây là một cuộc tập dượt bước đầu kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng quân chủ lực. Đồng thời tạo ra được một đội ngũ cán bộ kinh qua rèn luyện thử thách, đáp ứng cho phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh, của huyện sau này. Ngày 17/8/1945 đã đi vào lịch sử của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành, đó là ngày uỷ ban khởi nghĩa ra đời để thực hiện lệnh khởi nghĩa của Trung ương. Ngày 19/8/1945 cùng với đồng bào cả nước nhân dân 11 tổng trong huyện vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngày 10/11/1945 tại nhà đồng chí Ngô Du (Ký Du) xã Thành Kim nay là Thị Trấn Kim Tân, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời được thành lập, gồm 7 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Giản được cử làm Bí thư. Ngay sau khi thành lập Huyện uỷ lâm thời đã bắt tay ngay xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và thực hiện hàng loạt công việc trước mắt. Ngày 21/8/1945, UBND cách mạng lâm thời huyện Thạch Thành được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Nguyễn Chí Đạo làm chủ tịch. Ban Chấp hành Huyện uỷ đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng hệ thống chính trị như mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng cứu quốc của huyện. Tập trung lãnh đạo các nhiệm vụ cấp bách nhằm cụ thể hoá lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm”. Toàn huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân đẩy mạnh trồng lúa, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói, vận động giúp đỡ nhau với tinh thần hữu ái giai cấp, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tổ chức mở các lớp bình dân học vụ để người biết chữ dạy người chưa biết. Ngày 06/01/1946, đã đi vào lịch sử của chính quyền cách mạng 97% số cử tri toàn huyện nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó là bầu cử HĐND các cấp. Công tác xây dựng Đảng cũng được phát triển mạnh mẽ, một số cơ sở Đảng tiếp tục được thành lập, nhiều quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, tăng thêm số lượng và chất lượng cho Đảng bộ.

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã trắng trợn vi phạm hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Trước hành động leo thang quân sự, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Trước bộn bề công việc của những ngày đầu kháng chiến ở địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I được khai mạc, Đại hội biểu thị quyết tâm hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng, của Hồ Chủ tịch, kiểm điểm vai trò của Đảng bộ từ khi thành lập đến nay và ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ, quyết tâm thực hiện chiến lược cách mạng lâu dài của Đảng đề ra. Bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá mới.

Đất nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, Thạch Thành lại sát cánh cùng đồng bào cả tỉnh, cả nước xây dựng hậu phương vững mạnh, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đến năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nêu quyết tâm “Quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ Thanh Hoá - Hậu phương quan trọng của cả ba chiến trường Bắc bộ, Lào và Bình - Trị - Thiên”. Để thực hiện quyết tâm của tỉnh, BCH Đảng bộ huyện đã lập ra Uỷ ban kháng chiến từ huyện đến cơ sở, động viên nhân dân tham gia mua công trái kháng chiến, phát động tuần lễ nuôi quân, mùa đông binh sĩ… Huy động hàng chục đợt dân công ngắn và dài ngày đi phục vụ chiến dịch Hà - Nam - Ninh. Để bảo vệ thành quả cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đảm nhận hàng vạn đồng bào đến sơ tán, che chở cho các cơ quan Trung ương và Hà Nội những ngày kháng chiến, khai thác hàng vạn m3 gỗ, củi cho Hà Nội và vùng than Quảng Ninh. Trong chiến dịch đông xuân (1953-1954) hàng nghìn con em ưu tú của Thạch Thành đã tham gia vệ quốc đoàn và lực lượng dân quân hoả tuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp viện cho chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, xoá bỏ chế độ thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Sau khi Pháp thất bại hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ đã nhảy vào mưu toan biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Đảng bộ và nhân dân trong huyện lại bắt tay vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược“Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Từ năm 1955-1960 Đảng bộ đã lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế (1955-1958) và cải tạo XHCN (1958-1960), thực hiện cách mạng dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ V, Huyện uỷ đã chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá đi đôi thuỷ lợi hoá. Đến cuối năm 1965, toàn huyện đã xây dựng được 195 hợp tác xã, trong đó 117 hợp tác xã bậc cao, 7 hợp tác xã trong huyện đạt danh hiệu hợp tác x㠓Đại phong”. Phong trào đắp đê, làm thuỷ lợi được phát động mạnh mẽ mở đầu là đắp 23 km đê sông Bưởi, ra quân xây dựng công trình đập Đồng Ngư - công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị và kinh tế của huyện. Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi huyện nhà đã đón hàng chục ngàn hộ ở các huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá đến định cư xen ghép ở hầu hết các xã trong huyện. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế - văn hoá huyện nhà phát triển mạnh mẽ, vụ mùa năm 1965 giành thắng lợi lớn dẫn đầu toàn tỉnh về công tác lương thực, được nhận bằng khen của uỷ ban hành chính tỉnh. Năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến, toàn huyện dấy lên cao trào chống Mỹ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đường 12B trở thành huyết mạch giao thông Bắc - Nam; cầu Cổ Tế, các xã Thành Vân, Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Long… trở thành trọng điểm bắn phá của địch. Quân và dân Thạch Thành lại chắc tay súng ngày đêm bắn trả máy bay địch, bắt địch phải đền tội. Cả huyện hừng hực khí thế đánh Mỹ và thắng Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ được liên tục phát động mạnh mẽ. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, điển hình 5 tấn/ha đã xuất hiện ở Thành Hưng, Thành Vân… Các phong trào lai giống mới, nuôi bèo hoa dâu, phát triển chăn nuôi, làm thuỷ lợi… đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thạch Thành đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng nghìn thanh niên trai tráng đã hăng hái lên đường tòng quân nhập ngũ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cả huyện lưu luyến tiễn đưa tiểu đoàn Ngọc Trạo mang truyền thống quê hương chiến khu cách mạng lên đường vượt Trường sơn vào Nam chiến đấu và chiến thắng.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và 2 cuộc chiến tranh Biên giới (Tây Nam, Phía Bắc), hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiều người con ưu tú đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc (toàn huyện đã có 1759 liệt sỹ, 821 thương binh, 297 bệnh binh). Nhiều người con đã chiến đấu anh dũng lập công xuất sắc, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: anh hùng Mai Ngọc Thoảng, anh hùng Lê Hỷ, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đình Quân, anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Sáu, anh hùng liệt sỹ Lê Văn Đa; 134 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 9.579 huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ,... để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành cùng với 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà tích cự khắc phục hậu quả chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng cuộc sống mới đưa quê hương, đất nước đi lên theo định hướng CNXH.

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã năng động, sáng tạo vận dụng các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tự lực, tự cường đổi mới nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kinh tế xã hội phát triển bền vững, quốc phòng- an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng và phát triển, đời sống tinh thần vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước đã mang lại những hiệu quả thiết thực đang tạo ra những tiền đề vững chắc thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới từng bước phát triển ổn định, đột phá trên nhiều lĩnh vực.

Kết quả trong nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đã ra sức thi đua, tổ chức thực hiện đạt thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp đề ra, đó là: Thực hiện Nghị quyết với 28 chỉ tiêu chủ yếu, đã có 26/28 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành trên 50% so với Nghị quyết và dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; 02 chỉ tiêu dự báo khó đạt là chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hoá và phát triển đảng viên. Nổi bật là, tốc kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân hàng năm 15,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2018 ước đạt 35,3 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp có nhiều khâu đột phá, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa bàn, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường; văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm, phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục được đổi mới; khối đại đoàn kết được phát huy.

Để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ từ nay đến năm 2020, các cấp, các ngành, đoàn thể cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Bổ sung các nội dung chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nửa nhiệm kỳ còn lại. Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; rà soát, đánh giá kết quả và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu trong cả nhiệm kỳ để có các giải pháp thực hiện. Đối với 4 chỉ tiêu vượt kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện, đối với 22 chỉ tiêu đạt và sẽ đạt kế hoạch cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp cụ thể để giữ vững và hoàn thành kế hoạch đề ra; đối với 02 chỉ tiêu dự kiến khó đạt (chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hoá và chỉ tiêu về phát triển đảng viên mới) tiếp tục chỉ đạo thực hiện để đạt được kết quả cao nhất. Đặc biệt trong đó tập trung thực hiện các giải pháp, đó là:

Tổ chức tốt việc triển khai, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước phát triển, đồng bộ các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo hướng bền vững đồng thời phát triển tương xứng, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành nội chính, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao vai trò và hiệu lực của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng; rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (Khóa XII); các Nghị quyết của hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6, 7 (Khóa XII). Chú trọng sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc của cấp ủy và tổ chức Đảng. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân bằng các hoạt động tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ, hiểu sâu các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Từ những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc toàn huyện đạt được trong những năm qua, đặc biệt là thành tích trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện vinh dự được Đảng và Nhà nước Tặng thưởng danh hiệu thi đua Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương lao động Hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Kỷ niệm 73 năm thành lập Đảng bộ huyện (10/11/1945-10/11/2018) là dịp để chúng ta ôn lại những chặng đường khó khăn gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, cũng là dịp chúng ta ghi nhận, tỏ lòng tri ân với những cống hiến, đóng góp quan trọng cả công sức, xương máu của các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ qua các thời kỳ. Với bản chất tốt đẹp của Người Cộng sản, chúng ta đã vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương ở mọi thời kỳ cách mạng góp phần tiếp tục xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh toàn diện, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời gian tới vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY







KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thành (10/11/1945 - 10/11/2018)!

2. Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020!

3. Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018!

4. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!

5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2020 Thạch Thành trở thành huyện đứng đầu trong các huyện miền núi trong tỉnh!

6. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

7. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

8. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

73 năm thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thành (10/11/1945-10/11/2018)

Đăng lúc: 06/11/2018 00:00:00 (GMT+7)

TUYÊN TRUYỀN

73 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN (10/11/1945-10/11/2018)

Ra đời ngày 10/11/1945, đến nay Đảng bộ huyện Thạch Thành vừa tròn 73 tuổi. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng bộ đã vượt qua những chặng đường cách mạng khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất tự hào, tỏ rõ bản chất là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lực lượng lãnh đạo, nhân tố quyết định thắng lợi các phong trào cách mạng của huyện nhà. Quá trình xây dựng Đảng bộ huyện Thạch Thành không ngừng phát triển cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng tự đổi mới và chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của Đảng.

Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam), mở lớp đào tạo huấn luyện cán bộ về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức chuẩn bị cho Đảng ra đời (03/02/1930). Lúc này phong trào cách mạng của nhân dân trong huyện đã bắt gặp được tư tưởng của Đảng, của Bác và nhanh chóng được giác ngộ. Tháng 7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, đề ra chủ trương phát triển mạnh mẽ các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh, tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cơ sở. Đồng thời không ngừng xây dựng các tổ chức công hội, nông hội đỏ để tập hợp quần chúng đấu tranh. Ngày 16 tháng 4 năm 1934, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Chi bộ ghép Thạch Thành - Vĩnh Lộc được thành lập, gồm 5 đảng viên. Đây là mốc đánh dấu sự chuyển biến về chất của phong trào cách mạng Thạch Thành. Từ đây thông qua vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã thấm dần vào lòng nhân dân, biến thành sức mạnh vật chất to lớn vùng lên đạp đổ ách thống trị của đế quốc thực dân phong kiến.

Là vùng đất có truyền thống đấu tranh, từng là căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân. Từ khi có Đảng phong trào đấu tranh cách mạng phát triển không ngừng. Nhân dân Thạch Thành một lòng sắt son với Đảng, quyết đi theo cách mạng để giải phóng dân tộc. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng của nước ta. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã chủ trương chuyển hướng hoạt động chống lại sự khủng bố của địch, xúc tiến thành lập mặt trận phản đế và các hội phán đế cứu quốc. Tháng 9/1940, được Tỉnh uỷ phân công đồng chí Trần Tiến Quân đã về Thạch Thành để thành lập mặt trận phản đế cứu quốc và phổ biến tinh thân hội nghị Trung ương VI, thành lập các tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc… Phong trào cách mạng Thạch Thành nhờ chuyển hướng kịp thời nên đã tránh được các đợt khủng bố lớn của địch và vẫn được duy trì. Đường dây liên lạc với các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá được chắp nối và phát triển rộng. Tháng 6/1941, hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh tại Phong Cốc đã quyết định chọn Ngọc Trạo để xây dựng chiến khu. Quyết định này thể hiện sự vận dụng sáng tạo nghị quyết hội nghị Trung ương VIII của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng). Ngày 19/9/1941 tại hang Treo, Ban lãnh đạo chiến khu du kích gồm các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ đã quyết định thành lập đội du kích, gồm 21 đội viên đã làm lễ tuyên thệ thành lập đội. Sự ra đời và phát triển của chiến khu Ngọc Trạo được coi là sự kiện nổi bật của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá và Đảng bộ huyện Thạch Thành. Đây là một cuộc tập dượt bước đầu kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng quân chủ lực. Đồng thời tạo ra được một đội ngũ cán bộ kinh qua rèn luyện thử thách, đáp ứng cho phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh, của huyện sau này. Ngày 17/8/1945 đã đi vào lịch sử của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành, đó là ngày uỷ ban khởi nghĩa ra đời để thực hiện lệnh khởi nghĩa của Trung ương. Ngày 19/8/1945 cùng với đồng bào cả nước nhân dân 11 tổng trong huyện vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngày 10/11/1945 tại nhà đồng chí Ngô Du (Ký Du) xã Thành Kim nay là Thị Trấn Kim Tân, Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời được thành lập, gồm 7 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Giản được cử làm Bí thư. Ngay sau khi thành lập Huyện uỷ lâm thời đã bắt tay ngay xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và thực hiện hàng loạt công việc trước mắt. Ngày 21/8/1945, UBND cách mạng lâm thời huyện Thạch Thành được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Nguyễn Chí Đạo làm chủ tịch. Ban Chấp hành Huyện uỷ đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng hệ thống chính trị như mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng cứu quốc của huyện. Tập trung lãnh đạo các nhiệm vụ cấp bách nhằm cụ thể hoá lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm”. Toàn huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân đẩy mạnh trồng lúa, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói, vận động giúp đỡ nhau với tinh thần hữu ái giai cấp, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Tổ chức mở các lớp bình dân học vụ để người biết chữ dạy người chưa biết. Ngày 06/01/1946, đã đi vào lịch sử của chính quyền cách mạng 97% số cử tri toàn huyện nô nức đi bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau đó là bầu cử HĐND các cấp. Công tác xây dựng Đảng cũng được phát triển mạnh mẽ, một số cơ sở Đảng tiếp tục được thành lập, nhiều quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng, tăng thêm số lượng và chất lượng cho Đảng bộ.

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã trắng trợn vi phạm hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Trước hành động leo thang quân sự, ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Trước bộn bề công việc của những ngày đầu kháng chiến ở địa phương, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I được khai mạc, Đại hội biểu thị quyết tâm hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng, của Hồ Chủ tịch, kiểm điểm vai trò của Đảng bộ từ khi thành lập đến nay và ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ, quyết tâm thực hiện chiến lược cách mạng lâu dài của Đảng đề ra. Bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá mới.

Đất nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, Thạch Thành lại sát cánh cùng đồng bào cả tỉnh, cả nước xây dựng hậu phương vững mạnh, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đến năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nêu quyết tâm “Quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ Thanh Hoá - Hậu phương quan trọng của cả ba chiến trường Bắc bộ, Lào và Bình - Trị - Thiên”. Để thực hiện quyết tâm của tỉnh, BCH Đảng bộ huyện đã lập ra Uỷ ban kháng chiến từ huyện đến cơ sở, động viên nhân dân tham gia mua công trái kháng chiến, phát động tuần lễ nuôi quân, mùa đông binh sĩ… Huy động hàng chục đợt dân công ngắn và dài ngày đi phục vụ chiến dịch Hà - Nam - Ninh. Để bảo vệ thành quả cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đảm nhận hàng vạn đồng bào đến sơ tán, che chở cho các cơ quan Trung ương và Hà Nội những ngày kháng chiến, khai thác hàng vạn m3 gỗ, củi cho Hà Nội và vùng than Quảng Ninh. Trong chiến dịch đông xuân (1953-1954) hàng nghìn con em ưu tú của Thạch Thành đã tham gia vệ quốc đoàn và lực lượng dân quân hoả tuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp viện cho chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, xoá bỏ chế độ thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Sau khi Pháp thất bại hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ đã nhảy vào mưu toan biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Đảng bộ và nhân dân trong huyện lại bắt tay vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược“Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Từ năm 1955-1960 Đảng bộ đã lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế (1955-1958) và cải tạo XHCN (1958-1960), thực hiện cách mạng dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ V, Huyện uỷ đã chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá đi đôi thuỷ lợi hoá. Đến cuối năm 1965, toàn huyện đã xây dựng được 195 hợp tác xã, trong đó 117 hợp tác xã bậc cao, 7 hợp tác xã trong huyện đạt danh hiệu hợp tác x㠓Đại phong”. Phong trào đắp đê, làm thuỷ lợi được phát động mạnh mẽ mở đầu là đắp 23 km đê sông Bưởi, ra quân xây dựng công trình đập Đồng Ngư - công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị và kinh tế của huyện. Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi huyện nhà đã đón hàng chục ngàn hộ ở các huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá đến định cư xen ghép ở hầu hết các xã trong huyện. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế - văn hoá huyện nhà phát triển mạnh mẽ, vụ mùa năm 1965 giành thắng lợi lớn dẫn đầu toàn tỉnh về công tác lương thực, được nhận bằng khen của uỷ ban hành chính tỉnh. Năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến, toàn huyện dấy lên cao trào chống Mỹ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đường 12B trở thành huyết mạch giao thông Bắc - Nam; cầu Cổ Tế, các xã Thành Vân, Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Long… trở thành trọng điểm bắn phá của địch. Quân và dân Thạch Thành lại chắc tay súng ngày đêm bắn trả máy bay địch, bắt địch phải đền tội. Cả huyện hừng hực khí thế đánh Mỹ và thắng Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ được liên tục phát động mạnh mẽ. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, điển hình 5 tấn/ha đã xuất hiện ở Thành Hưng, Thành Vân… Các phong trào lai giống mới, nuôi bèo hoa dâu, phát triển chăn nuôi, làm thuỷ lợi… đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thạch Thành đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng nghìn thanh niên trai tráng đã hăng hái lên đường tòng quân nhập ngũ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cả huyện lưu luyến tiễn đưa tiểu đoàn Ngọc Trạo mang truyền thống quê hương chiến khu cách mạng lên đường vượt Trường sơn vào Nam chiến đấu và chiến thắng.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và 2 cuộc chiến tranh Biên giới (Tây Nam, Phía Bắc), hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiều người con ưu tú đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc (toàn huyện đã có 1759 liệt sỹ, 821 thương binh, 297 bệnh binh). Nhiều người con đã chiến đấu anh dũng lập công xuất sắc, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: anh hùng Mai Ngọc Thoảng, anh hùng Lê Hỷ, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đình Quân, anh hùng liệt sỹ Quách Văn Rạng, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Sáu, anh hùng liệt sỹ Lê Văn Đa; 134 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 9.579 huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ,... để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành cùng với 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà tích cự khắc phục hậu quả chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu để xây dựng cuộc sống mới đưa quê hương, đất nước đi lên theo định hướng CNXH.

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành đã năng động, sáng tạo vận dụng các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tự lực, tự cường đổi mới nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kinh tế xã hội phát triển bền vững, quốc phòng- an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng và phát triển, đời sống tinh thần vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhiều điển hình tập thể và cá nhân tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước đã mang lại những hiệu quả thiết thực đang tạo ra những tiền đề vững chắc thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới từng bước phát triển ổn định, đột phá trên nhiều lĩnh vực.

Kết quả trong nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đã ra sức thi đua, tổ chức thực hiện đạt thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp đề ra, đó là: Thực hiện Nghị quyết với 28 chỉ tiêu chủ yếu, đã có 26/28 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành trên 50% so với Nghị quyết và dự kiến sẽ hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; 02 chỉ tiêu dự báo khó đạt là chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hoá và phát triển đảng viên. Nổi bật là, tốc kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân hàng năm 15,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2018 ước đạt 35,3 triệu đồng. Sản xuất nông nghiệp có nhiều khâu đột phá, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào địa bàn, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt khá, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được tăng cường; văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được chăm lo, đời sống nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm, phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục được đổi mới; khối đại đoàn kết được phát huy.

Để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ từ nay đến năm 2020, các cấp, các ngành, đoàn thể cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Bổ sung các nội dung chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nửa nhiệm kỳ còn lại. Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình trọng tâm, khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; rà soát, đánh giá kết quả và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu trong cả nhiệm kỳ để có các giải pháp thực hiện. Đối với 4 chỉ tiêu vượt kế hoạch tiếp tục chỉ đạo thực hiện, đối với 22 chỉ tiêu đạt và sẽ đạt kế hoạch cần phải tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp cụ thể để giữ vững và hoàn thành kế hoạch đề ra; đối với 02 chỉ tiêu dự kiến khó đạt (chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hoá và chỉ tiêu về phát triển đảng viên mới) tiếp tục chỉ đạo thực hiện để đạt được kết quả cao nhất. Đặc biệt trong đó tập trung thực hiện các giải pháp, đó là:

Tổ chức tốt việc triển khai, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước phát triển, đồng bộ các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo hướng bền vững đồng thời phát triển tương xứng, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành nội chính, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao vai trò và hiệu lực của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng; rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (Khóa XII); các Nghị quyết của hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6, 7 (Khóa XII). Chú trọng sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc của cấp ủy và tổ chức Đảng. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân bằng các hoạt động tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ, hiểu sâu các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Từ những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc toàn huyện đạt được trong những năm qua, đặc biệt là thành tích trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện vinh dự được Đảng và Nhà nước Tặng thưởng danh hiệu thi đua Huân chương lao động hạng Ba, Huân chương lao động Hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Kỷ niệm 73 năm thành lập Đảng bộ huyện (10/11/1945-10/11/2018) là dịp để chúng ta ôn lại những chặng đường khó khăn gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, cũng là dịp chúng ta ghi nhận, tỏ lòng tri ân với những cống hiến, đóng góp quan trọng cả công sức, xương máu của các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ qua các thời kỳ. Với bản chất tốt đẹp của Người Cộng sản, chúng ta đã vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận tâm, tận lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương ở mọi thời kỳ cách mạng góp phần tiếp tục xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh toàn diện, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương anh hùng, lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời gian tới vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY







KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thạch Thành (10/11/1945 - 10/11/2018)!

2. Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020!

3. Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018!

4. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!

5. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tranh thủ thời cơ, vận hội mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; phấn đấu đến năm 2020 Thạch Thành trở thành huyện đứng đầu trong các huyện miền núi trong tỉnh!

6. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!

7. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

8. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

9. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC