Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
126335

ban do.PNG

 Bản đồ xã Thành Trực, Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá

 

Xã Thành Trực là xã vùng trung du miền núi của huyện Thạch Thành, nằm cách thị trấn khoảng 8km về phía Nam trên trục đường 523 và cách đường HCM 15km; là cửa ngõ Tây Bắc quan trọng, tiếp cận gần với rừng Quốc gia Cúc Phương.  xã có 8 thôn, dân số 5259 Người với tổng diện tích tự nhiên là 1559,18 ha. Mật độ dân số 369 người/km2, Đặc điểm là địa hỡnh miền núi, độ chênh lệch cost không lớn, có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông lâm nghiệp và các loại hình dịch vụ  thương mại khác. 

Là một xã có kinh tế Nông - lâm nghiệp là chủ yếu, thực tế trong những năm vừa qua, trên các lĩnh vực Kinh tế - Văn hoá - Xã hội ...vv thuộc địa bàn nông thôn nói chung, trên địa bàn xã Thành Trực nói riêng đã được các cấp các ngành từ TW đến địa phương hết sức quan tâm, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã, bằng những cơ chế chính sách, các quy hoạch chuyên ngành, kế hoạch quản lý phù hợp, và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...vv.

Vì vậy Thành Trực ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới.

Hàng năm, ngân sách nhà nước, địa phương, các nguồn tài trợ xã hội, và của nhân dân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã ngày càng nhiều, đặc biệt là việc tự đầu tư xây dựng nhà ở và các cơ sở kinh tế của nhân dân là rất lớn. Trong khi đó chúng ta chưa có một công cụ quản lý một cách thích ứng và đồng bộ. các điểm dân cư thôn làng; các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các công trình văn hoá, phúc lợi công cộng trong quá trình xây dựng vẫn mang tính chắp vá , ..v.v.... Hiệu quả sử dụng công trình không cao; bộ mặt kiến trúc, cảnh quan nông thôn chưa được khang trang; môi trường sinh thái còn bị ô nhiễm, nhiều thôn làng ăn ở còn chưa hợp vệ sinh...vv. 

Vì vậy, việc nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thành Trực là việc làm rất thiết thực. Đó là căn cứ  pháp lý quản lý và nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương. Là cơ sở lập các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình phúc lợi, văn hoá - xã hội, các cơ sở sản xuất. Sắp xếp tổ chức tốt điều kiện ăn ở sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Làm cơ sở khoa học và pháp lý để chính quyền địa phương quản lý và điều hành sử dụng đất đai có hiệu quả. Khai thác thế mạnh tiềm năng đất đai, lao động của địa phương, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống xã hội.

* Vị trí địa lý:

- Xã Thành Trực nằm ở phía Bắc huyện Thạch Thành (so với trung tâm huyện), cách thị trấn huyện lỵ khoảng 8km, cách đường HCM 15km; là một xã thuộc chương trình 134, là cửa ngõ phía Bắc của huyện, tiếp cận gần với rừng Quốc gia Cúc Phương. Thuận lợi cho xã trong việc giao lưu kinh tế xã hội với các vùng miền trong huyện và trong tỉnh Thanh Hóa.

- Xã Thành Trực có vị trí :

+ Phía Tây giáp  xã Thạch Sơn , xã  Thạch Tân, Thạch Định.

+ Phía Đông giáp xã  Thành Công

+ Phía Bắc giáp xã Thành Vinh,Thành Minh

+ Phía  Nam giáp  xã Thành Kim

- Diện tích đất xã Thành Trực chạy dài theo hướng Nam - Bắc nằm dọc tỉnh lộ 533, có điều kiện khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai, giao lưu hàng hoá với các xã, vùng lân cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của xã trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai được bền vững.

* Địa hình địa mạo:

Địa hình xã Thành Trực là vùng đồi, núi cao bán sơn địa chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Kinh sống lâu đời tạo thành 8 làng, bản dọc trục Tỉnh lộ 523 và sông Bưởi, một số đồng bào Kinh, Mường cấy cư  tập trung ở khu vực trung tâm xã dọc đường Tỉnh lộ 523 . Cụ thể:

Vùng đồi, núi bán sơn địa gồm các thôn : Đa Nụn, Thủ Chính, Chính Thành, thôn Xuân Thành và phần thôn Eo Đa. Mật độ dân cư thấp, kinh tế chậm phát triển, đất đai chưa được khai thác triệt để.

Vùng thấp bao gồm một phần thôn Eo Đa, thôn Vọng Thuỷ, thôn Ngọc Nước, thôn Định Thành ở khu vực trung tâm xã, dọc tây trục Tỉnh Lộ 523 và sông Bưởi ,   địa hình tương đối bằng phẳng là vùng đồng ruộng, trọng điểm lúa, màu của xã. Mật độ dân cư tương đối cao hơn, giao thông đi lại tương đối thuận tiện , thuận lợi cho việc phát triển KT- XH

* Điều kiện khí hậu - thuỷ văn:

a- Điều kiện khí hậu:

Thời tiết khí hậu xã Thành Trực có các đặc trưng của vùng khí hậu trung du, miền núi tỉnh Thanh Hoá; chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số liệu tại trạm quan trắc khí tượng tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2000 – 2010 như sau:

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,0oC, vụ mùa chiếm khoảng 60-65% lượng nhiệt vào tháng 5 và tháng 10.

Nhiệt độ tối cao các tháng từ 31,5oC – 41,5oC; tối cao trung bình các tháng

từ 20,4 – 33,5oC, tối thấp trung bình các tháng từ 13,8oC – 25,0oC.

Biên độ nhiệt bình quân các tháng từ 5,4 – 8,60C.

Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 28,40C–29 0C, cao nhất là 410C .

Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 16 – 17oC, nhiệt độ thấp nhất không quá 5oC.    

- Mưa: Vùng Thạch Thành có mưa rào trong thời gian ngắn, với lượng mưa nhiều khi vượt quá 200 mm/ngày. Đối với Thành Trực cũng vậy mùa mưa lớn thường xảy ra vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.300 – 1.700mm; riêng vụ mùa chiếm khoảng 86%– 88% lượng mưa cả năm;

Lượng mưa trung bình cao nhất: 334 mm vào tháng 9 hàng năm;

Lượng mưa trung bình thấp nhất: 27 mm vào tháng 12 hàng năm;

Số ngày mưa trong năm cộng dồn 149,0 ngày;

Mùa mưa thường gây xói lở bờ sông, xói mòn đất và gây lụt lội.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 12-14% cả năm, mùa này thường hanh khô và nứt nẻ đồng ruộng, gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhân dân.

- Độ ẩm không khí:

Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ cao tọa độ địa lý, càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm:

Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm dao động 83 - 88%.

Độ ẩm không khí trung bình cả năm 85%.

Đặc biệt vào những tháng có gió Phơn Tây Nam khô nóng (tháng 5-7), độ ẩm không khí tối thấp tuyệt đối xuống rất thấp (62% tại tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (79,5-85,8mm vào tháng 5; 6; 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với  cây trồng, vật nuôi của vùng quy hoạch; trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp cần quan tâm đến thời điểm này làm cơ sở để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất.

d- Gió bão:

Hướng gió : Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông, thổi theo đợt, mỗi đợt kéo

dài 3 - 4 ngày, tốc độ gió trung bình cấp 3, cấp 4. Vào mùa đỉnh điểm (tháng 12; 1; 2) tốc độ gió cao nhất có thể lên đến cấp 7; 8. Đặc điểm thời tiết khi có gió mùa Đông Bắc thường kéo theo mưa phùn, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nông nghiệp, song đối với cây trồng lâm nghiệp sẽ hạn chế quá trình quang hợp, hạn chế khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa kết quả của cây trồng.

Gió Đông Nam thổi vào mùa hè vào tháng 6, 7, 8 hằng năm theo từng đợt 2 - 3 ngày có khi kéo dài vài tuần lễ. Đây cũng là gió thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt vào mùa hè xuất hiện gió Tây Nam khô, nóng thổi từ tháng 5 đến tháng 7. Khi có gió Tây Nam  nhiệt độ không khí thường lên cao, khô và nóng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.

Tốc độ gió trung bình trong năm từ 1.5 – 1.8 m/s.

Bão : Xã Thành Trực thuộc vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá, hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của con sông Bưởi: từ tháng 5-10 phải hứng chịu 2-3 cơn bão, với sức gió có khi lên tới cấp 11; 12 và giật trên cấp 12 gây nên sự tàn phá nặng nề cho của cải vật chất, con người. Điển hình là cơn bão số 6 tháng 9 năm 1980, cơn bão số 2 ngày 5 tháng 7 năm 1981, gần đây cơn bão số 6; 7 năm 2005 gây thiệt hại lớn cho người dân trong vùng lập quy hoạch. 

Ngoài ra các tháng mùa mưa do lượng mưa lớn tập trung nên dễ gây ngập úng ảnh hưởng tới sản xuất vụ mùa, về mùa Đông tháng 12 và tháng 1 có rét đậm, đôi khi xuất hiện sương muối, sương giá gây khó khăn cho việc làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân. Nhìn chung, khí hậu và thời tiết phù hợp cho sự phát triển cây lúa cây rau màu và cây lâm nghiệp.

b- Thủy văn:

Ngoài nguồn nước mưa tự nhiên, Thành Trực còn có nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp đựợc lấy từ sông Bưởi, Suối Hón Khống chảy qua địa bàn xã. Mặt khác hệ thống mặt nước chuyên dùng và ao hồ nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 9.13 ha, hàng năm cung cấp lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp, đồng thời vừa cải thiện được môi sinh, môi trường.

* Các nguồn tài nguyên trong địa bàn xã Thành Trực:

a- Tài nguyên đất:

Số liệu kiểm kê đất đai thời điểm 01/08/2011 như sau:

* Tổng diện tích đất tự nhiên: 1559,18 ha; mật độ dân số: 369 người/km2.

- Diện tích đất nông nghiệp: 777.12 ha; Trong đó:

+ Đất lúa nước: 268.26 ha;

+ Đất trồng cây hằng năm: 609.74 ha;

+ Đất trồng cây lâu năm: 167.38 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 9.13 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 329.04. ha; Trong đó:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN: 0,27 ha;

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,08 ha;

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 12.84 ha;

+ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 73.04 ha;

+ Đất phát triển hạ tầng: 88.62 ha;

+ Đất ở nông thôn: 150.19 ha.

- Đất chưa sử dụng: 5.03 ha.

Đất đai xã Thành Trực cơ bản được hình thành từ kỷ đệ tứ, kết hợp với sự sườn tích, bồi lắng từ hệ thống sông Bưởi tạo ra nhóm đất chính là đất sườn tích, phù sa. Trong quá trình hình thành và biến đổi do các điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật thiên nhiên, qua quá trình canh tác và tác động của con người đất được biến đổi như sau:

- Đất cồn cát trắng vàng điển hình(ARL-h) : hình thành do lắng đọng các sản phẩm thô của dòng nước ven bờ,

Đất phù sa không được bồi hàng năm có tầng đỏ vàng, phân bố ở những chân đất vàn và vàn cao, có thể trồng xen cây màu và cây lúa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng dày trên 80cm. Loại đất này có khả năng thâm canh cao, diện tích chiếm 75,15 ha, chiếm 0,15% đất nông nghiệp. ở những chân ruộng vàn và vàn thấp có lượng mùn giàu, những chân ruộng vàn và vàn cao có lượng mùn từ trung bình đến nghèo, hàm lượng Kali từ trung bình đến nghèo, hàm lượng Lân có trong đất khá lớn, nhưng Lân dễ tiêu có hàm lượng từ trung bình đến nghèo. Những chân ruộng thấp thường chân đất chua, ruộng vàn đến vàn cao thường ít chua.

- Đất phù sa bão hòa Bazơ glây nông (FLe-gl) :phân bố dọc bãi đất trũng, độ dốc cấp I, tiểu địa hình vàn thấp đến thấp, thời gian ngập nước trong năm cao. Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Tỷ lệ mùn, đạm khá, lân tổng số nghèo; kali tổng số và dễ tiêu khá. Cây trồng thường bố trí hai vụ trong năm.

Đất trồng 2 vụ lúa có tầng loang lỗ hoặc glây trong loại này chủ yếu là đất có nguồn gốc phù sa  không được bồi, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến đất thịt trung bình. Dinh dưỡng ở trong đất ở mức trung bình.

Đất phù sa không được bồi hàng năm có Glây từ trung bình đến nặng phân bố trên đất hai vụ lúa, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng dầy trên 80cm. Loại đất này thường thiếu lân thích hợp cho việc trồng cây lúa nước, có diện tích 366 ha, chiếm 79,42 % đất nông nghiệp.

b- Tài nguyên nước:

Ngoài sông Bưởi, Thành Trực có các kênh tưới, tiêu Đá Bàn chảy qua địa bàn xã và hệ thống suối ngầm, ao hồ làm nơi dự trữ nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.

Nguồn nước ngầm: Độ sâu mạch nước ngầm khoảng 4 – 5m  khá phong phú chủ yếu là phục vụ nước cho sinh hoạt trong nhân dân, ở độ sâu 40 – 80m nguồn nước ngầm bắt đầu nghèo kiệt. Trong những năm tới, vấn đề đặt ra là phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.

Trên địa bàn hiện tại có hai nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và đời sống đó là nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: Sông Bưởi là nguồn nước chính phục vụ cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của toàn xã, đồng thời sông cũng là nơi tiêu úng nước mưa và tiêu thải nước dư thừa ở đồng ruộng. Ngoài ra, nước mặt còn dự trữ ở ao, hồ đủ cung cấp nước cho cây trồng sinh hoạt và cải thiện môi sinh.

- Nước ngầm: do địa hình tương đối bằng phẳng, có bề dày lớp phủ trầm tích từ 10-100m. nước ngầm được chia làm hai lớp:

+ Lớp trên có độ dày 10-15m( nước chứa trong lớp đất, đá mịn hoặc trung

bình). Lưu lượng tại giếng đào 0,7-1,7lít/s; tại hố khoan cho 9lít/s. chất lượng nước có hàm lượng muối bicacbonát, cloruacanxi, cloruanatri…với khoảng 1g/lít.

+ Lớp nước ngầm phía dưới có áp lực yếu, lượng nước khá phong phú, có hố khoan cho lưu lượng tới 15-20 lít/s, độ khoáng hóa từ 1-2,5g/lít.

c- Tài nguyên nhân văn:

Thành Trực là một xã có bề dày lịch sử, văn hoá, cách mạng. Thiên nhiên, lịch sử và con người Thành Trực đã hoà quyện để tạo nên tính nhân văn sâu đậm.

Trong những năm qua đồng bào kinh, đồng bào mường sinh sống lâu đời bên nhau đã có nhiều con em được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, là nơi sinh ra những con người sáng tạo trong cả chiến tranh lẫn thời bình. Đã tạo dựng lên một đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững chắc.

Người dân nơi đây đã dày công vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần tạo dựng bản sắc văn hoá của một vùng quê nông nghiệp. Đó là sự cần cù chịu khó, tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất, yêu quê hương, đất nước, dũng cảm trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với tinh thần đoàn kết, giúp nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng thể hiện sức sống, sức sáng tạo của những giá trị văn hoá được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

Với truyền thống đó, người dân xã Thành Trực đang thừa kế và phát huy những thành quả đạt được, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên quê hương Thành Trực.

d- Thực trạng môi trường:

 

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC