Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
126335

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO

Ngày 14/09/2021 16:01:53

Những mốc son và quá trình thành lập Chiến Khu Ngọc Trạo

z2760585719481_6b1189876967e9cbf4109f956311e7c6.jpg

Vào những năm 1940 – 1941 Ngọc Trạo là một Bản của đồng bào dân tộc Mường, chỉ có 43 hộ dân với 215 người được phân bố khắp thung lũng. Cách huyện lỵ Kim Tân Thạch Thành 15 km về hướng Tây, cách đồn lính khố xanh ở Bỉm Sơn khoảng hơn 10km về phía Đông Bắc. Ngọc Trạo nằm trong vùng đồi núi tương đối hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, các đường mòn qua rừng, qua suối chỉ có dân bản địa mới thông hiểu đường đi lối lại.

Nơi đây có vị trí đặc biệt quan trọng và khá thuận lợi, có núi rừng bao bọc xung quanh, có đường giao thông liên huyện nối liền với các khu căn cứ cách mạng: Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc; vừa có đường đi Phố Cát, Kim Tân để từ đó liên hệ với vùng rừng núi phía Tây rộng lớn của tỉnh Thanh Hóa; lại có đường thẳng xuống Bỉm Sơn, Tam Điệp một phòng tuyến đặc biệt hiểm yếu và lợi hại mà hơn hai trăm năm trước đại binh của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng chọn làm nơi phục binh, đồng thời lại có đường về hang Treo xã Hà Long huyện Hà Trung nơi đã từng là đồn trú của các nghĩa sỹ Cần Vương. Rồi từ Ngọc Trạo có thể đi tắt sang tỉnh Ninh Bình để liên hệ với đồng bằng Bắc Bộ và xứ ủy Bắc Kỳ.

Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886, nhân dân Ngọc Trạo đã tích cực hưởng ứng phong trào Tống Duy Tân chống Pháp. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Trạo luôn hăng hái tham gia các tổ chức quần chúng cách mạng, phong trào đã lôi cuốn được một số hương lý tham gia…. Đây là địa phương có lực lượng tự vệ địa phương phát triển mạnh.

Nhận thấy vị thế “ địa lợi nhân hòa” tháng 7 năm 1941 Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định chọn Ngọc Trạo làm địa điểm xây dựng chiến khu – căn cứ địa cách mạng của tỉnh, lấy Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa làm vành đai hậu thuẫn cho chiến khu.

Mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Trước tình hình khẩn trương của phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, tháng 5/1941, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là: giải phóng dân tộc, chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân phát xít Pháp - Nhật, quyết giành cho được độc lập, tự do và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

z2760585697156_9e474de88a50e22d683a990e1bd457fa.jpg

z2760585697980_0345e49c82e1f0e5d4db97bd957d55b0.jpg

Ngày 10/7/1941, 11 đội viên du kích đầu tiên được chọn cử về Ngọc Trạo xây dựng cơ sở. Ban lãnh đạo chiến khu du kích gồm 3 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn. Đ/c Đặng Châu Tuệ - Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá làm Chỉ huy trưởng. Chỉ sau một thời gian ngắn, đội du kích Ngọc Trạo đã phát triển thành hai tiểu đội; Tiểu đội nam có 18 đội viên làm nhiệm vụ canh gác, tiểu độ nữ có 8 đội viên do đồng chí Quách Thị Phăn làm tiểu đội trưởng, chuyên lo việc tiếp tế hậu cần.

Đêm 19/9/1941 tại Hang Treo, một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu đã quyết định thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ ưu tú do đồng chí Đăng Châu Tuệ - Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá làm Chỉ huy trưởng. Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thệ sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung đầu tiên của cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Ban chỉ đạo chiến khu do các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ phụ trách.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo chiến khu, đội du kích được biên chế thành 3 tiểu đội; tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát; các bộ phận y tế, cứu thương và liên lạc. Vũ khí gồm 11 khẩu súng, còn lại là vũ khí thô sơ như dao bầu, mã tấu, cung nỏ và gậy gộc. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các chiến sĩ luôn lạc quan, tin tưởng dốc lòng, dốc sức xây dựng chiến khu, giữ gìn kỷ luật và thực hiện bám đất, bám dân, sẵn sàng chiến đấu.

Để tăng cường lực lượng, Tỉnh uỷ đã quyết định chọn thôn Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) làm địa điểm tập kết gần 100 chiến sĩ tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định về Đa Ngọc tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo. Do xúc tiến các mặt hoạt động ở chiến khu một cách tích cực, sâu rộng nên chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ có trên hai chục đội viên khi mới thành lập đến cuối tháng 9/1941 số đội viên du kích và cán bộ lên trên 80 chiến sĩ.

Sự ra đời của đội du kích Ngọc Trạo đánh dấu bước trưởng thành mới của phong trào cách mạng Thanh Hóa. Từ đây đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có một lực lượng vũ trang thoát ly đầu tiên, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang sau này.

z2760585697044_1a3cc26ddca5cc891583b41b092ab468.jpg

z2760585696786_51ed7079b6b7b462a9724307c923e61f.jpg

z2760585696768_b6315a1b4c3184df451f41d73aa03168.jpg

z2760585687960_5c758dfef02e5c1ae0701b2879bd2e99.jpg

Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu du kích Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành và được khởi công xây dựng năm 2010, nhà truyền thống chiến khu Ngọc Trạo đã trở thành địa điểm quen thuộc của Nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Mường, chia thành 3 gian, mỗi gian được trưng bày phù hợp gắn với quá trình ra đời, hoạt động và phát triển, đấu tranh của đội du kích chiến khu gắn với tên tuổi của 3 đồng chí lãnh đạo: Đặng Châu Tuệ (chỉ huy trưởng), Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn (Trần Tiến Quân).

Là nơi trưng bày bộ quần áo của dân tộc Mường, chiếc giỏ tre, con dao đi rừng đã được các nữ tự vệ cải trang thành người dân để vượt qua vòng kiểm soát, tránh sự truy lùng của địch; tài liệu của mật thám Pháp; tờ báo “Tự do” và các tài liệu tuyên truyền cách mạng của Đảng bộ Thanh Hóa tại chiến khu cũng được lưu giữ cẩn thận; bức ảnh về đồi Ông Thánh - nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1886- 1902, sau này được Nhân dân lập nên đền thờ Tống Duy Tân và là địa điểm liên lạc của đội du kích Ngọc Trạo năm 1941; bức tranh sơn dầu mô tả lại trận chiến đấu không cân sức của các chiến sỹ tự vệ với thực dân Pháp ngày 8-10-1941 tại Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) - là địa điểm tập kết để chuyển quân lên chiến khu.

z2760585687985_d2cb5b1380fa83716ee9cb04b3e6d5ab.jpg

Ấn tượng và gây xúc động đối với bất cứ ai đến đây có thể nhắc đến bức tranh sơn dầu mô tả lại trận đánh ác liệt giữa các chiến sỹ du kích Ngọc Trạo và thực dân Pháp ở xóm Đình, Ngọc Trạo vào đêm 18, rạng sáng 19-10-1941. Bức tranh mô tả trận chiến đấu giáp lá cà giữa những chiến sỹ du kích mặc áo nâu, vũ khí thô sơ là mã tấu, dao, kiếm, súng kíp chống trả lại sự tấn công của địch. Trận chiến đấu không cân sức nhưng quyết liệt của các chiến sỹ tự vệ đã khiến địch phải rút khỏi Ngọc Trạo nhưng đã gây nên tổn thất nặng nề cho đội du kích. Ba đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước, Phạm Văn Hinh là những người chỉ huy đội du kích đã hy sinh, hơn 30 chiến sỹ và đồng bào bị bắt.

Không thể kể hết những hiện vật tại phòng trưng bày để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người khách đến xem, như được trở lại với thời kỳ đấu tranh anh dũng, kiên cường của cha anh vào những ngày đầu thập niên 40, thế kỷ XX, tiến tới chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945. Về 21 chiến sỹ ưu tú trong lễ tuyên thệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” tại Hang Treo tối ngày 19-9-1941, thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo - tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau nay; về hoạt động của chiến khu Ngọc Trạo tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn không phai mờ về hình ảnh một đội quân cách mạng, những người con ưu tú từ Nhân dân mà ra, hết lòng quả cảm vì mục tiêu giải phóng dân tộc

z2760585665705_9486a52e182b402d71546fda46bcb9bc.jpg

Kể từ khi xây dựng, Nhà truyền thống được mở cửa thường xuyên để đón tiếp Nhân dân đến tham quan, học tập “Nhà truyền thống không chỉ góp phần “tái hiện” quá trình ra đời, hoạt động của đội du kích chiến khu Ngọc Trạo, quá trình đổi mới của huyện Thạch Thành theo từng thời kỳ, mà còn là niềm tự hào của Nhân dân Ngọc Trạo nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ".

Mỗi một hiện vật trong nhà trưng bày truyền thống di tích chiến khu không chỉ là bằng chứng lịch sử mà còn là sợi dây kết nối sức mạnh tinh thần cách mạng của những người chiến sỹ năm xưa đối với các thế hệ trẻ sau này của huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn đang nâng niu, trân trọng những hiện vật đó xem như là bài học quý giá để tiếp tục tiếp nối và phát huy truyền thống cách mạng mà ông cha đã để lại.

Ngày 18/10/1941, bọn địch đã huy động tới 500 quân (chủ yếu là lính khố xanh, khố đỏ), dưới sự chỉ huy của những tên thực dân cáo già khét tiếng như chánh mật thám Phơ lơ tô, đồn trưởng Bỉm Sơn Đuy mô ra, Thanh tra mật thám Trung Kỳ Rốt-sơ cùng với lực lượng tuần đinh của các vùng lân cận tham gia cuộc hành quân càn quét. Địch chia lực lượng thành các mũi: từ Cầu Cừ (Hà Trung), Kim Tân ( Thạch Thành) và Bỉm Sơn bao vây căn cứ Ngọc Trạo.

Rạng sáng ngày 19/10/1941, lợi dụng lúc sương mù còn dày đặc, một cánh quân của địch đã nhằm vào một số trạm gác của ta đánh bất ngờ nhằm tiến sâu vào căn cứ. Cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt: Quân ta lực lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ song với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, các chiến sĩ đã dùng mã tấu, dao kiếm, súng kíp đánh giáp lá cà, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân địch. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, một tên lính Pháp mang số hiệu 444 bị chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dùng mã tấu chém trọng thương. Quân ta reo hò xông lên cướp súng, khiến chúng hốt hoảng bắn bừa vào trận địa của ta rồi vội vàng rút lui. Trận chiến đấu kết thúc, địch rút khỏi Ngọc Trạo nhưng phía ta cũng bị tổn thất lớn: 3 chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng, hơn ba chục chiến sĩ và đồng bào bị bắt.

Ba chiến sĩ hy sinh tại trận chiến đấu này là:

- Đồng chí: Phạm Văn Hinh (1914 - 1941), người làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (làng Cẩm Bào nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc,) tỉnh Thanh Hóa. Ông có bí danh là Mây. Năm 20 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, 21 tuổi ông được kết nạp Đảng; 27 tuổi ông là Trưởng ban Đặc vụ chiến khu du kích Ngọc Trạo.

z2760585666927_73cf73f0f4699a867613c299733cd6bb.jpg

- Đồng chí: Hoàng Văn Môn. Quê quán : Thôn Ngọc Vực, xã Yên Thịnh - Yên Định - Thanh Hóa.

- Đồng chí: Đỗ Văn Tước. Quê quán: Thôn Phúc Bồi, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Các đồng chí đã được nhân dân Ngọc Trạo làm lễ truy điệu và mai táng. Hiện nay mộ chí được trùng tu, tôn tạo và đặt tại Quần thể Khu di tích Chiến khu Ngọc Trạo.

z2760585665797_67add0c568306b3754f9a0315166fb05.jpg

Dưới ánh đuốc bập bùng giữa lòng hang Treo (xã Ngọc Trạo, Thạch Thành) thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần, ý chí cách mạng. Dưới lá cờ Đảng quang vinh, “những trái tim như ngọc sáng ngời” đã cùng nhau viết nên bản anh hùng ca trong thời kỳ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân Việt Nam (1939 – 1945), phong trào chống đế quốc giải phóng dân tộc những năm 1940 – 1941 ở Thanh Hóa mang tên: Chiến khu du kích Ngọc Trạo Vào những năm 1940 – 1941 Ngọc Trạo là một bản của đồng bào dân tộc Mường, chỉ có 43 hộ dân với 215 người được phân bố khắp thung lũng. Cách huyện lỵ Kim Tân Thạch Thành 15 km về hướng Tây, cách đồn lính khố xanh ở Bỉm Sơn khoảng hơn 10km về phía Đông Bắc. Ngọc Trạo nằm trong vùng đồi núi tương đối hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, các đường mòn qua rừng, qua suối chỉ có dân bản địa mới thông hiểu đường đi lối lại. Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886, nhân dân Ngọc Trạo đã tích cực hưởng ứng phong trào Tống Duy Tân chống Pháp. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Trạo luôn hăng hái tham gia các tổ chức quần chúng cách mạng, phong trào đã lôi cuốn được một số hương lý tham gia…. Đây là địa phương có lực lượng tự vệ địa phương phát triển mạnh, ngọn lửa đỏ từ hang Treo- Ngọc Trạo đã lan tỏa về mọi miền quê tỉnh Thanh Hóa, bền bỉ cháy, để từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lửa tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà”.

z2760585665764_e57dd41681301465de388c103093145e.jpg

z2760585665686_56118884852231ba510d6aa8e94eaef9.jpg

Trải qua những năm tháng chiến tranh, chúng ta cảm nhận được bản hùng ca về chiến công hiển hách mà những chiến sỹ du kích Ngọc Trạo. về với chiễn khu Du kích Ngọc Trạo chúng ta nhận thấy Đây còn là nơi lưu dấu muôn đời về nghĩa tình đồng đội, tình quân dân cá nước, về những nông dân chân lấm tay bùn nhưng với lòng yêu nước sắc son vô bờ bến, họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cách mạng, bảo toàn lực lượng của những chiến sỹ du kích Ngọc Trạo .

Về thăm chiến khu du kích Ngọc Trạo, mọi người có thể xem lại những mô hình như nhà sàn nơi họp hội của đội du kích cùng nhiều bức ảnh của chiến sĩ đeo dao găm, và các vũ khí thô sơ mà các chiến sỹ sử dụng trong kháng chiến

Lần nào trở lại chiến khu du kích Ngọc Trạo chúng ta cũng thấy thêm yêu thương mảnh đất “gian lao mà anh dũng” này. Tuy không có nhiều dịch vụ như mong muốn nhưng đây là địa chỉ du lịch đa dạng, có truyền thống, có tâm linh, có sinh thái, có rừng, giao thông khá thuận tiện

Phát huy truyền thống anh dũng của quê hương cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện và nhân dân xã Ngọc Trạo luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh xây dựng quê hương ngày một đổi mới. Sức sống bền bỉ của di tích càng tô thắm thêm truyền thống, lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong sự nghiệp kháng chiến cứu quốc.

Khu di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về truyền thống đánh giặc ngoại xâm và tài thao lược của ông cha ta. Các thế hệ chúng ta ngày nay có trách nhiệm giữ gìn những di tích lịch sử và kế thừa những giá trị đó của dân tộc. sau khi hoàn thành bài dự thi này tôi cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng về lịch sử tinh thần yêu nước trong lòng tôi phát triển lớn mạnh. tôi luôn tự hào mỗi lần nhắc tới địa danh chiến khu du kích Ngọc Trạo đã rút ra rất nhiều bài học khác nhau cho bản thân. Đặc biệt, chúng ta thế hệ ngày nay phải luôn luôn ghi nhớ, biết ơn và không bao giờ được phép quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của biết bao nhiêu thế hệ cha anh để chúng ta có thể có một cuộc sống tựdo, ấm no ngày hôm nay.


z2760585665759_ecf1e1e2ecc65945dc24641f9184d2ad.jpg



z2760585665757_84eac5376cd9575f66e071d8d7c1710b.jpg

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CHIẾN KHU DU KÍCH NGỌC TRẠO

Đăng lúc: 14/09/2021 16:01:53 (GMT+7)

Những mốc son và quá trình thành lập Chiến Khu Ngọc Trạo

z2760585719481_6b1189876967e9cbf4109f956311e7c6.jpg

Vào những năm 1940 – 1941 Ngọc Trạo là một Bản của đồng bào dân tộc Mường, chỉ có 43 hộ dân với 215 người được phân bố khắp thung lũng. Cách huyện lỵ Kim Tân Thạch Thành 15 km về hướng Tây, cách đồn lính khố xanh ở Bỉm Sơn khoảng hơn 10km về phía Đông Bắc. Ngọc Trạo nằm trong vùng đồi núi tương đối hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, các đường mòn qua rừng, qua suối chỉ có dân bản địa mới thông hiểu đường đi lối lại.

Nơi đây có vị trí đặc biệt quan trọng và khá thuận lợi, có núi rừng bao bọc xung quanh, có đường giao thông liên huyện nối liền với các khu căn cứ cách mạng: Hà Trung, Yên Định, Vĩnh Lộc; vừa có đường đi Phố Cát, Kim Tân để từ đó liên hệ với vùng rừng núi phía Tây rộng lớn của tỉnh Thanh Hóa; lại có đường thẳng xuống Bỉm Sơn, Tam Điệp một phòng tuyến đặc biệt hiểm yếu và lợi hại mà hơn hai trăm năm trước đại binh của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng chọn làm nơi phục binh, đồng thời lại có đường về hang Treo xã Hà Long huyện Hà Trung nơi đã từng là đồn trú của các nghĩa sỹ Cần Vương. Rồi từ Ngọc Trạo có thể đi tắt sang tỉnh Ninh Bình để liên hệ với đồng bằng Bắc Bộ và xứ ủy Bắc Kỳ.

Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886, nhân dân Ngọc Trạo đã tích cực hưởng ứng phong trào Tống Duy Tân chống Pháp. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Trạo luôn hăng hái tham gia các tổ chức quần chúng cách mạng, phong trào đã lôi cuốn được một số hương lý tham gia…. Đây là địa phương có lực lượng tự vệ địa phương phát triển mạnh.

Nhận thấy vị thế “ địa lợi nhân hòa” tháng 7 năm 1941 Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định chọn Ngọc Trạo làm địa điểm xây dựng chiến khu – căn cứ địa cách mạng của tỉnh, lấy Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa làm vành đai hậu thuẫn cho chiến khu.

Mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Trước tình hình khẩn trương của phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, tháng 5/1941, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng Việt Nam là: giải phóng dân tộc, chĩa mũi nhọn vào bọn thực dân phát xít Pháp - Nhật, quyết giành cho được độc lập, tự do và quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

z2760585697156_9e474de88a50e22d683a990e1bd457fa.jpg

z2760585697980_0345e49c82e1f0e5d4db97bd957d55b0.jpg

Ngày 10/7/1941, 11 đội viên du kích đầu tiên được chọn cử về Ngọc Trạo xây dựng cơ sở. Ban lãnh đạo chiến khu du kích gồm 3 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn. Đ/c Đặng Châu Tuệ - Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá làm Chỉ huy trưởng. Chỉ sau một thời gian ngắn, đội du kích Ngọc Trạo đã phát triển thành hai tiểu đội; Tiểu đội nam có 18 đội viên làm nhiệm vụ canh gác, tiểu độ nữ có 8 đội viên do đồng chí Quách Thị Phăn làm tiểu đội trưởng, chuyên lo việc tiếp tế hậu cần.

Đêm 19/9/1941 tại Hang Treo, một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, Ban lãnh đạo chiến khu đã quyết định thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của chiến khu Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ ưu tú do đồng chí Đăng Châu Tuệ - Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá làm Chỉ huy trưởng. Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội đã tuyên thệ sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là một trong những đội du kích thoát ly tập trung đầu tiên của cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Ban chỉ đạo chiến khu do các đồng chí Đặng Châu Tuệ, Trần Tiến Quân, Đặng Văn Hỷ phụ trách.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo chiến khu, đội du kích được biên chế thành 3 tiểu đội; tiểu đội cảm tử, tiểu đội súng, tiểu đội trinh sát; các bộ phận y tế, cứu thương và liên lạc. Vũ khí gồm 11 khẩu súng, còn lại là vũ khí thô sơ như dao bầu, mã tấu, cung nỏ và gậy gộc. Trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt nhưng các chiến sĩ luôn lạc quan, tin tưởng dốc lòng, dốc sức xây dựng chiến khu, giữ gìn kỷ luật và thực hiện bám đất, bám dân, sẵn sàng chiến đấu.

Để tăng cường lực lượng, Tỉnh uỷ đã quyết định chọn thôn Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) làm địa điểm tập kết gần 100 chiến sĩ tự vệ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định về Đa Ngọc tập luyện để tăng cường cho Ngọc Trạo. Do xúc tiến các mặt hoạt động ở chiến khu một cách tích cực, sâu rộng nên chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ có trên hai chục đội viên khi mới thành lập đến cuối tháng 9/1941 số đội viên du kích và cán bộ lên trên 80 chiến sĩ.

Sự ra đời của đội du kích Ngọc Trạo đánh dấu bước trưởng thành mới của phong trào cách mạng Thanh Hóa. Từ đây đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có một lực lượng vũ trang thoát ly đầu tiên, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang sau này.

z2760585697044_1a3cc26ddca5cc891583b41b092ab468.jpg

z2760585696786_51ed7079b6b7b462a9724307c923e61f.jpg

z2760585696768_b6315a1b4c3184df451f41d73aa03168.jpg

z2760585687960_5c758dfef02e5c1ae0701b2879bd2e99.jpg

Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu du kích Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành và được khởi công xây dựng năm 2010, nhà truyền thống chiến khu Ngọc Trạo đã trở thành địa điểm quen thuộc của Nhân dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn của dân tộc Mường, chia thành 3 gian, mỗi gian được trưng bày phù hợp gắn với quá trình ra đời, hoạt động và phát triển, đấu tranh của đội du kích chiến khu gắn với tên tuổi của 3 đồng chí lãnh đạo: Đặng Châu Tuệ (chỉ huy trưởng), Đặng Văn Hỷ, Trịnh Huy Lãn (Trần Tiến Quân).

Là nơi trưng bày bộ quần áo của dân tộc Mường, chiếc giỏ tre, con dao đi rừng đã được các nữ tự vệ cải trang thành người dân để vượt qua vòng kiểm soát, tránh sự truy lùng của địch; tài liệu của mật thám Pháp; tờ báo “Tự do” và các tài liệu tuyên truyền cách mạng của Đảng bộ Thanh Hóa tại chiến khu cũng được lưu giữ cẩn thận; bức ảnh về đồi Ông Thánh - nơi hoạt động của nghĩa quân Cần Vương dưới sự lãnh đạo của Tống Duy Tân trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1886- 1902, sau này được Nhân dân lập nên đền thờ Tống Duy Tân và là địa điểm liên lạc của đội du kích Ngọc Trạo năm 1941; bức tranh sơn dầu mô tả lại trận chiến đấu không cân sức của các chiến sỹ tự vệ với thực dân Pháp ngày 8-10-1941 tại Đa Ngọc (Yên Giang, Yên Định) - là địa điểm tập kết để chuyển quân lên chiến khu.

z2760585687985_d2cb5b1380fa83716ee9cb04b3e6d5ab.jpg

Ấn tượng và gây xúc động đối với bất cứ ai đến đây có thể nhắc đến bức tranh sơn dầu mô tả lại trận đánh ác liệt giữa các chiến sỹ du kích Ngọc Trạo và thực dân Pháp ở xóm Đình, Ngọc Trạo vào đêm 18, rạng sáng 19-10-1941. Bức tranh mô tả trận chiến đấu giáp lá cà giữa những chiến sỹ du kích mặc áo nâu, vũ khí thô sơ là mã tấu, dao, kiếm, súng kíp chống trả lại sự tấn công của địch. Trận chiến đấu không cân sức nhưng quyết liệt của các chiến sỹ tự vệ đã khiến địch phải rút khỏi Ngọc Trạo nhưng đã gây nên tổn thất nặng nề cho đội du kích. Ba đồng chí Hoàng Văn Môn, Đỗ Văn Tước, Phạm Văn Hinh là những người chỉ huy đội du kích đã hy sinh, hơn 30 chiến sỹ và đồng bào bị bắt.

Không thể kể hết những hiện vật tại phòng trưng bày để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người khách đến xem, như được trở lại với thời kỳ đấu tranh anh dũng, kiên cường của cha anh vào những ngày đầu thập niên 40, thế kỷ XX, tiến tới chuẩn bị Tổng khởi nghĩa năm 1945. Về 21 chiến sỹ ưu tú trong lễ tuyên thệ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” tại Hang Treo tối ngày 19-9-1941, thành lập đội du kích vũ trang thoát ly đầu tiên của Chiến khu Ngọc Trạo - tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau nay; về hoạt động của chiến khu Ngọc Trạo tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại dấu ấn không phai mờ về hình ảnh một đội quân cách mạng, những người con ưu tú từ Nhân dân mà ra, hết lòng quả cảm vì mục tiêu giải phóng dân tộc

z2760585665705_9486a52e182b402d71546fda46bcb9bc.jpg

Kể từ khi xây dựng, Nhà truyền thống được mở cửa thường xuyên để đón tiếp Nhân dân đến tham quan, học tập “Nhà truyền thống không chỉ góp phần “tái hiện” quá trình ra đời, hoạt động của đội du kích chiến khu Ngọc Trạo, quá trình đổi mới của huyện Thạch Thành theo từng thời kỳ, mà còn là niềm tự hào của Nhân dân Ngọc Trạo nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ".

Mỗi một hiện vật trong nhà trưng bày truyền thống di tích chiến khu không chỉ là bằng chứng lịch sử mà còn là sợi dây kết nối sức mạnh tinh thần cách mạng của những người chiến sỹ năm xưa đối với các thế hệ trẻ sau này của huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn đang nâng niu, trân trọng những hiện vật đó xem như là bài học quý giá để tiếp tục tiếp nối và phát huy truyền thống cách mạng mà ông cha đã để lại.

Ngày 18/10/1941, bọn địch đã huy động tới 500 quân (chủ yếu là lính khố xanh, khố đỏ), dưới sự chỉ huy của những tên thực dân cáo già khét tiếng như chánh mật thám Phơ lơ tô, đồn trưởng Bỉm Sơn Đuy mô ra, Thanh tra mật thám Trung Kỳ Rốt-sơ cùng với lực lượng tuần đinh của các vùng lân cận tham gia cuộc hành quân càn quét. Địch chia lực lượng thành các mũi: từ Cầu Cừ (Hà Trung), Kim Tân ( Thạch Thành) và Bỉm Sơn bao vây căn cứ Ngọc Trạo.

Rạng sáng ngày 19/10/1941, lợi dụng lúc sương mù còn dày đặc, một cánh quân của địch đã nhằm vào một số trạm gác của ta đánh bất ngờ nhằm tiến sâu vào căn cứ. Cuộc chiến đã diễn ra quyết liệt: Quân ta lực lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ song với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, các chiến sĩ đã dùng mã tấu, dao kiếm, súng kíp đánh giáp lá cà, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của quân địch. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, một tên lính Pháp mang số hiệu 444 bị chiến sĩ Cao Ngọc Oanh dùng mã tấu chém trọng thương. Quân ta reo hò xông lên cướp súng, khiến chúng hốt hoảng bắn bừa vào trận địa của ta rồi vội vàng rút lui. Trận chiến đấu kết thúc, địch rút khỏi Ngọc Trạo nhưng phía ta cũng bị tổn thất lớn: 3 chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng, hơn ba chục chiến sĩ và đồng bào bị bắt.

Ba chiến sĩ hy sinh tại trận chiến đấu này là:

- Đồng chí: Phạm Văn Hinh (1914 - 1941), người làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (làng Cẩm Bào nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc,) tỉnh Thanh Hóa. Ông có bí danh là Mây. Năm 20 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, 21 tuổi ông được kết nạp Đảng; 27 tuổi ông là Trưởng ban Đặc vụ chiến khu du kích Ngọc Trạo.

z2760585666927_73cf73f0f4699a867613c299733cd6bb.jpg

- Đồng chí: Hoàng Văn Môn. Quê quán : Thôn Ngọc Vực, xã Yên Thịnh - Yên Định - Thanh Hóa.

- Đồng chí: Đỗ Văn Tước. Quê quán: Thôn Phúc Bồi, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Các đồng chí đã được nhân dân Ngọc Trạo làm lễ truy điệu và mai táng. Hiện nay mộ chí được trùng tu, tôn tạo và đặt tại Quần thể Khu di tích Chiến khu Ngọc Trạo.

z2760585665797_67add0c568306b3754f9a0315166fb05.jpg

Dưới ánh đuốc bập bùng giữa lòng hang Treo (xã Ngọc Trạo, Thạch Thành) thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần, ý chí cách mạng. Dưới lá cờ Đảng quang vinh, “những trái tim như ngọc sáng ngời” đã cùng nhau viết nên bản anh hùng ca trong thời kỳ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân Việt Nam (1939 – 1945), phong trào chống đế quốc giải phóng dân tộc những năm 1940 – 1941 ở Thanh Hóa mang tên: Chiến khu du kích Ngọc Trạo Vào những năm 1940 – 1941 Ngọc Trạo là một bản của đồng bào dân tộc Mường, chỉ có 43 hộ dân với 215 người được phân bố khắp thung lũng. Cách huyện lỵ Kim Tân Thạch Thành 15 km về hướng Tây, cách đồn lính khố xanh ở Bỉm Sơn khoảng hơn 10km về phía Đông Bắc. Ngọc Trạo nằm trong vùng đồi núi tương đối hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, các đường mòn qua rừng, qua suối chỉ có dân bản địa mới thông hiểu đường đi lối lại. Nhân dân Ngọc Trạo vốn giàu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng, thiết tha với độc lập tự do. Từ năm 1886, nhân dân Ngọc Trạo đã tích cực hưởng ứng phong trào Tống Duy Tân chống Pháp. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Ngọc Trạo luôn hăng hái tham gia các tổ chức quần chúng cách mạng, phong trào đã lôi cuốn được một số hương lý tham gia…. Đây là địa phương có lực lượng tự vệ địa phương phát triển mạnh, ngọn lửa đỏ từ hang Treo- Ngọc Trạo đã lan tỏa về mọi miền quê tỉnh Thanh Hóa, bền bỉ cháy, để từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lửa tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, mở ra một kỷ nguyên mới- kỷ nguyên độc lập tự do cho nước nhà”.

z2760585665764_e57dd41681301465de388c103093145e.jpg

z2760585665686_56118884852231ba510d6aa8e94eaef9.jpg

Trải qua những năm tháng chiến tranh, chúng ta cảm nhận được bản hùng ca về chiến công hiển hách mà những chiến sỹ du kích Ngọc Trạo. về với chiễn khu Du kích Ngọc Trạo chúng ta nhận thấy Đây còn là nơi lưu dấu muôn đời về nghĩa tình đồng đội, tình quân dân cá nước, về những nông dân chân lấm tay bùn nhưng với lòng yêu nước sắc son vô bờ bến, họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cách mạng, bảo toàn lực lượng của những chiến sỹ du kích Ngọc Trạo .

Về thăm chiến khu du kích Ngọc Trạo, mọi người có thể xem lại những mô hình như nhà sàn nơi họp hội của đội du kích cùng nhiều bức ảnh của chiến sĩ đeo dao găm, và các vũ khí thô sơ mà các chiến sỹ sử dụng trong kháng chiến

Lần nào trở lại chiến khu du kích Ngọc Trạo chúng ta cũng thấy thêm yêu thương mảnh đất “gian lao mà anh dũng” này. Tuy không có nhiều dịch vụ như mong muốn nhưng đây là địa chỉ du lịch đa dạng, có truyền thống, có tâm linh, có sinh thái, có rừng, giao thông khá thuận tiện

Phát huy truyền thống anh dũng của quê hương cách mạng, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện và nhân dân xã Ngọc Trạo luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh xây dựng quê hương ngày một đổi mới. Sức sống bền bỉ của di tích càng tô thắm thêm truyền thống, lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong sự nghiệp kháng chiến cứu quốc.

Khu di tích có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về truyền thống đánh giặc ngoại xâm và tài thao lược của ông cha ta. Các thế hệ chúng ta ngày nay có trách nhiệm giữ gìn những di tích lịch sử và kế thừa những giá trị đó của dân tộc. sau khi hoàn thành bài dự thi này tôi cảm nhận sâu sắc được tầm quan trọng về lịch sử tinh thần yêu nước trong lòng tôi phát triển lớn mạnh. tôi luôn tự hào mỗi lần nhắc tới địa danh chiến khu du kích Ngọc Trạo đã rút ra rất nhiều bài học khác nhau cho bản thân. Đặc biệt, chúng ta thế hệ ngày nay phải luôn luôn ghi nhớ, biết ơn và không bao giờ được phép quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, sự hy sinh của biết bao nhiêu thế hệ cha anh để chúng ta có thể có một cuộc sống tựdo, ấm no ngày hôm nay.


z2760585665759_ecf1e1e2ecc65945dc24641f9184d2ad.jpg



z2760585665757_84eac5376cd9575f66e071d8d7c1710b.jpg

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC